CIF (Incoterm) là gì?

CIF và định nghĩa về nó trong Incoterm:

CIF (Cost, Insurance, Freight/)  nghĩa là Giá thành, Bảo hiểm và Cước). Đây là điều kiện giao hàng xảy ra tại cảng xếp dỡ hàng. Trong các loại hợp đồng mua bán quốc tế, điều kiện giao hàng này thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó.

Đối với CIF, người bán hàng sẽ đưa hàng từ kho ra cảng và tất cả chi phí về thủ tục hải quan, chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa,… đều đã được tính hết trong CIF.

CIF (Incoterm) là gì?
CIF (Incoterm) là gì?

Trách nhiệm của bên bán và bên mua:

1. Trách nhiệm người bán:

– Giao hàng và cung cấp các chứng từ quan trọng (hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển,…)

– Cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu cùng đầy đủ giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu. Trong khi đó, bên bán sẽ phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng và xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá.

– Ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và chịu trách nhiệm chi trả kinh phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích được chỉ định

– Giao hàng tại cảng chỉ định (điều cơ bản của CIF)

– Chi trả toàn bộ chi phí để đưa hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, làm bảo hiểm và có nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,…

– Giao chứng từ gốc ngay sau khi lô hàng được giao lên tàu

– Chi trả chi phí cho việc kiểm hàng, quản lý chất lượng và đóng gói hàng hoá,…

Rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi toàn bộ lô hàng được vận chuyển qua lan can tàu.

2. Trách nhiệm người mua:

– Thanh toán tiền mua hàng theo như thỏa thuận đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết

– Nhận hàng từ bên bán ở ngay cảng (được chỉ định).

– Người mua sẽ chịu mọi rủi ro sau khi hàng đã được giao xuống boong tàu.

– Phải trả các khoản phí phát sinh khi khi lô hàng được giao lên tàu. Ngoài ra, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.

– Chấp nhận các loại chứng từ được chuyển giao từ người bán (dưới hình thức phù hợp nhất).

– Chi trả các chi phí khác như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…

Trường hợp nên dùng FOB hoặc CIF?

1. Trường hợp doanh nghiệp nên mua CIF

– CIF thực sự thực sự chỉ là những điều khoản có lợi cho các doanh nghiệp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trong đó, trách nhiệm của người mua cao hơn người bán, tuy nhiên, chi phí mà họ trả sẽ ít hơn bên bán.

– Người bán sẽ được làm việc trực tiếp với bên vận chuyển nên họ có thể có thêm lợi nhuận so với người mua.

– Người mua sẽ gặp khá nhiều vấn đề trong việc kiểm soát lô hàng nếu như lô hàng lớn.

– Doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong mảng thương mại quốc tế.

– Người mua có đại lý giao nhận ngay tại cảng xếp.

– Đối với mỗi chuyến vận chuyển hàng thì bên mua sẽ có thêm lợi nhuận bởi thoả thuận được giá cước tốt và làm việc được với bên vận chuyển.

 

Bài viết tham khảo:

LOCAL CHARGES VÀ NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA QUAN TÂM

ĐIỀU KIỆN DAP – TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN

ĐIỀU KIỆN DDP TRONG INCOTERM