Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu

Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu

HIệp định EVFTA đưa mức thuế nhập khẩu của cà phê về 0% đang giúp đẩy mạnh lực cầu thị trường, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh cho cà phê Việt Nam tại châu Âu.

Theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), thị trường Bắc Âu được dự báo sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Xuất nhập khẩu trung bình tại đây năm 2021 sẽ tăng khoảng 5% và đây là cơ hội lớn cho việc xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường của doanh nghiệp Việt.

Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đang giúp các mặt hàng như cà phê được hưởng thuế 0%, tạo điều kiện để sản phẩm này của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu
Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu

Thị trường cà phê hàng đầu thế giới

Thụy Điển

Thụy Điển là quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất trong khối, dù mức tiêu thụ bình quân là 8,2kg/người/năm nhưng quy mô dân số lớn nên mức tiêu thụ trung bình của quốc gia này vào khoảng 70-80.000 tấn cafe mỗi năm, nhiều hơn hẳn hơn so với các quốc gia còn lại

Người Thụy Điển coi cafe là thức uống chủ đạo trong các mặt hàng đồ uống nóng, Theo Hiệp hội cà phê quốc gia Thụy Điển, trung bình một người sẽ tiêu thụ 3,4 cốc cà phê một ngày.

Sức tiêu thụ của người Thụy Điển luôn đi theo xu hướng của châu Âu, với sự tiêu thụ ngày càng tăng của các loại espresso và cappuccino dẫn đến việc tiêu thụ hạt Robusta cũng tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây, mặc dù, tiêu thụ hạt Arabica vẫn là chủ yếu.

Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu
Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu

Na Uy

Như hầu hết các nước châu u khác, cà phê được du nhập vào Na Uy từ đầu thế kỷ thứ 18 và dành cho giới nhà giàu, quý tộc. Ngày nay, cà phê ở Na Uy thường được dùng trong bữa sáng và tráng miệng sau bữa tối, loại đồ uống này trở thành trung tâm của các bữa tiệc trong các dịp đặc biệt. 70-80% dân Na Uy uống cà phê hàng ngày, và nhiều người trong số họ uống 4-5 cốc/ngày.

Người tiêu dùng ở khu vực này quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng, nên các chứng nhận như Rainforest Alliance-UTZ, Fairtrade đóng vai trò rất quan trọng. Tại Na Uy, doanh số bán lẻ các sản phẩm hữu cơ tăng 8% từ năm 2017 đến năm 2018, ngay cả khi tiêu thụ thực phẩm hữu cơ vẫn còn nhỏ so với hầu hết các nước Bắc Tây u khác, thị phần hữu cơ của Na Uy là 1,7%, doanh số bán lẻ là 394 triệu EUR.

Đức

Người Đức đặc biệt yêu thích cà phê. Người ta thường ví họ là những gã hoặc quý cô thượng lưu về độ sành cà phê.

86% người Đức trưởng thành uống cafe thường xuyên, hầu như mỗi ngày. Trung bình một người Đức uống đến 164 lít cà phê trong một năm, nhiều hơn cả uống nước lọc (148 lít).

Họ uống cà phê mọi lúc, mọi nơi, trong các cuộc họp, khi làm việc, gặp gỡ bạn bè và cả trong bữa ăn. Có đến 51,6% công ty Đức cung cấp cafe miễn phí cho nhân viên nhằm tạo nên sự tỉnh thức, tập trung kỷ luật tuyệt đối.

Thách thức cho các doanh nghiệp

Với tiềm năng lớn như vậy nhưng thị trường Bắc Âu cũng tồn tại những thách thức đối với doanh nghiệp Việt. Đầu tiên là các nước Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê Arabica và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ cà phê Robusta để trộn. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, chiếm khoảng 95% lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, với mức cầu tiêu thụ ngày càng tăng của các loại espresso và cappucino ở Thụy Điển, nhu cầu tiêu thụ hạt cà phê Robusta cũng tăng lên nhanh chóng, đây chính là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, cà phê nhập khẩu vào khu vực Bắc Âu bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu và quy định chung của EU đối với thực phẩm. Ví dụ, Luật thực phẩm chung, quy định 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm, quy định 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, quy định 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm.

Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu
Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu

Thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê thông thường bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Hóa đơn thương mại – Bản chính
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính
  • Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
  • Chứng thư hun trùng, kiểm dịch ( nếu có)

Chọn Singpost Logistics làm đơn vị logistics xuất khẩu mặt hàng Cà Phê của bạn?

  • Singpost Logistics là đối tác uy tín lâu năm của những hãng hàng không quốc tế lớn.
  • Đồng thời, Singpost Logistics còn là đại lý của các hãng chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới: DHL, FedEx, UPS,… Đảm bảo được những yếu tố chất lượng, thời gian cũng như chi phí ở mức cực kì cạnh tranh.
  • Ngoài ra với khách hàng có nhu cầu vận chuyển lượng hàng hóa lớn, chúng tôi cung cấp các dịch vụ vận chuyển bằng đường biển và dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ nhằm giảm thiểu chi phí cho quý khách hàng.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI SINGPOST LOGISTICS ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TỐT NHẤT VỚI MỨC CƯỚC PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT!

Xem thêm:

Gửi thực phẩm khô đi Hàn Quốc 

Gửi tiêu hạt đi Đài Loan