Hiệu Ứng Bullwhip (Cái Roi Da) Trong Chuỗi Cung Ứng

Định nghĩa về hiệu ứng Bullwwhip – Cái roi da:

Hiệu ứng Bullwhip hay còn gọi là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu chuỗi cung ứng, điều đó dẫn đến sự dư thừa tồn kho, ảnh hưởng đến chính sách giá và tạo ra phản ánh không chính xác trong nhu cầu thị trường.

Hiệu Ứng Bullwhip (Cái Roi Da) Trong Chuỗi Cung Ứng
Hiệu Ứng Bullwhip (Cái Roi Da) Trong Chuỗi Cung Ứng

Sự chênh lệch khá lớn trong dự báo nhu cầu liền trở thành bài toán đau đầu cho ban quản trị. Triệu chứng thường thấy của sự biến động ấy là tồn kho quá mức, dự báo kém, năng lực dư thừa/ thiếu hụt, dịch vụ khách hàng tệ do sản phẩm không có sẵn hoặc do tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản xuất không ổn định và chi phí tốn kém từ những hành động sửa chữa như dùng vận tải chi phí cao, làm việc ngoài giờ…

Thông tin sai lệch đã dẫn dắt các thành phần trong chuỗi cung ứng như kho của nhà máy, kho thành phẩm của nhà sản xuất, kho trung tâm của nhà phân phối, kho vùng của nhà phân phối, kho của nhà bán lẻ,… phải dự trữ hàng do bởi mức độ biến động và không chắc chắn trong nhu cầu.

Trong chuỗi cung ứng của một sản phẩm điển hình, kể cả trong trường hợp doanh số không thay đổi nhiều thì nó cũng được chuyển hóa thành những biến động trong đơn hàng từ nhà bán lẻ đến nhà bán sỉ. Thậm chí còn cao hơn khi đến tay nhà sản xuất và cung cấp.

Các nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng Bullwhip:

Một ví dụ sống động cho hiệu ứng Bullwhip chính là trò chơi nổi tiếng Beer hay còn gọi là Beer-game. Trong trò chơi này, người chơi sẽ đóng vai người tiêu dùng, người bán lẻ, nhà bán sỉ hoặc nhà cung cấp một nhãn hiệu bia phổ thông. Người chơi không thể trao đổi với nhau và buộc phải tự đưa ra quyết định dựa trên đơn hàng của người có liên quan trực tiếp đang đóng vai trò là khách hàng của mình. Khi chơi game, người ta nhận ra rằng càng đi ngược sâu vào chuỗi cung ứng thì mức độ biến động đơn hàng càng lớn.

Đây là trường hợp của Bullwhip Effect. Mức độ biến động này được gây ra bởi quyết định vô lý của người chơi. Theo nghiên cứu của Sterman cho thấy chính hành vi con người đã hiểu sai về tồn kho và thông tin nhu cầu có thể gây ra hiệu ứng Bullwhip.

Ngược lại, Hiệu ứng Bullwhip là kết quả của hành vi hợp lý của con người trong bối cảnh hạ tầng của chuỗi cung ứng. Nghĩa là nếu các công ty muốn kiểm soát hiệu ứng Bullwhip thì nên tập trung vào kiểm soát và điều chỉnh hạ tầng chuỗi cung ứng cũng như các quy trình liên quan hơn là điều chỉnh hành vi của người ra quyết định.

Bốn nguyên nhân chính tạo nên hiệu ứng Bullwhip:

  1. Cách thức trong cập nhật dự báo nhu cầu
  2. Dung lượng đơn hàng theo từng quy mô ( gọi là order batching)
  3. Sự biến động trong giá cả (gọi là price fluctuation)
  4. Trò chơi tạo ra sự hạn chế và thiếu hụt (gọi là rationing and shortage gaming)

Hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp các nhà quản lý thiết kế và phát triển chiến lược để đối phó với hiệu ứng Bullwhip trong doanh nghiệp.

 

Bài viết tham khảo:

KPI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

LOCAL CHARGES VÀ NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA QUAN TÂM