Kho bãi và Ảnh hưởng của hoạt động Kho bãi đến Hiệu quả Kinh doanh của Doanh nghiệp
Thành công của nhiều Doanh nghiệp đến từ việc có các chiến lược và các hành động cụ thể trong Logistics. Trong đó phải kể đến hoạt động Kho bãi – một phần của hệ thống Logistics với nhiệm vụ và vai trò chính là nơi lưu trữ các loại hàng (nguyên vật liệu, linh kiện, sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thiện,…) giữa 2 điểm bắt đầu và kết thúc.
Tại sao Kho bãi quan trọng với Doanh nghiệp?
Vai trò và bản chất của kho bãi
Kho bãi còn được hiểu là hoạt động vận tải tại chỗ, nhiệm vụ chính của kho bãi ngoại trừ chức năng lưu trữ thì còn thực hiện một số hoạt động sau:
– Tập hợp các hàng hóa có cùng chủng loại từ các nguồn/điểm khác nhau.
– Phân tách các lô hàng lớn thành các lô hàng có khối lượng nhỏ hơn.
– Phân loại hàng hóa từ các lô hàng để tối ưu việc hoàn thành đơn hàng.
– Phân loại chất lượng hàng hóa dựa trên khối lượng và chất lượng mà khách hàng mục tiêu.
Phân loại Kho bãi
Phân loại theo chức năng Kho bãi
– Kho lưu hàng: Mục tiêu chính của cơ sở hạ tầng này là lưu trữ hàng hóa, sản phẩm và tối ưu hóa diện tích sử dụng của kho.
– Kho phân phối: Mục tiêu chính của cơ sở hạ tầng này không phải để lưu kho mà là cung cấp một hạ tầng để vận chuyển hàng bên trong nhà kho. Để tối ưu hóa chu kỳ xoay vòng hàng hóa, thời gian lưu kho chỉ từ vài ngày cho đến vài tuần.
– Kho hoàn thiện đơn hàng: Các mục tiêu tương tự với kho phân phối, tuy nhiên thường chỉ được sử dụng trong ngành Thương mại Điện tử.
– Cơ sở Cross-docking: đây là cơ sở kho nhận và vận chuyển hàng đến điểm tiêu thụ với thời gian trong ngày hoặc qua đêm mà không trực tiếp lưu trữ hàng hóa. Ưu điểm của cơ sở Cross-docking này là giúp vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ nhanh vì không trực tiếp lưu kho hàng hóa. Ngoài ra, cơ sở này giúp Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận hành nhờ vào việc tiết kiệm không gian.
Phân loại theo Sở hữu Kho bãi
+ Kho bãi tư nhân: Đây là hạ tầng do doanh nghiệp tự xây dựng và vận hành, bản thân doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về tất cả các hoạt động trong không gian kho và kho sẽ đáp ứng được các yêu cầu lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kho tư nhân có chi phí đầu tư ban đầu cao, phù hợp với doanh nghiệp có đầu ra ổn định.
+ Thuê kho bãi: Phân ra làm 3 loại chính
- Kho công cộng: Đây là hạ tầng công cộng, đáo ứng được nhiều mục địch lưu kho và phù hợp với các hàng hóa không cần quá nhiều điều kiện lưu trữ. Hợp đồng thuê thường theo tháng với chi phí rẻ, doanh nghiệp không cần tốn chi phí đầu tư ban đầu, linh hoạt về vị trí và không gian nhà kho theo yêu cầu thực tế. Tuy nhiên vì thời gian thuê ngắn, nên hình thức này khá cồng kềnh về mặt giấy tờ, hợp đồng; ban quản lý thường không đáp ứng ngay những nhu cầu đột xuất, doanh nghiệp hầu như không kiểm soát được hoạt động kho của mình.
- Kho hợp đồng: Được cung cấp bởi các chuyên gia trong lĩnh vực Logistics với thời gian hợp đồng từ 3 đến 5 năm. Hạ tầng và các thiết bị trong nhà kho sẽ được tùy chỉnh theo yêu cầu lưu kho của doanh nghiệp thông qua các điều khoản trong hợp đồng, với chi phí và rủi ro thấp hơn so với tự thực hiện hoạt động kho bãi.
- Kho ghép: Đây là sự kết hợp giữa kho công cộng và kho hợp đồng, hạ tầng chung cho các doanh nghiệp có cùng chủng loại hàng hóa và khu vực phân phối. Thời gian hợp đồng thường khoảng 1 năm, với ưu điểm của kho công cộng và kho hợp đồng, thêm vào đó là sự linh hoạt về thời gian hợp đồng. Tuy nhiên, việc thuê chung với nhiều doanh nghiệp khác có thể gây ra xung đột cho các doanh nghiệp cùng thuê. Một điểm bất cập nữa là loại hình kho này có thể không cung cấp đủ hạ tầng cần thiết cho từng doanh nghiệp.
Tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà chúng ta sử dụng kho bãi với những mục đích khác nhau, việc quản lý hiệu quả kho bãi giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa tối ưu hóa các quy trình, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc và tăng tính cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!!!
Xem thêm:
Gửi hỏa tốc Tôm tươi đi Sài Gòn
Gửi đồ thờ cúng đi Mỹ, tượng phật đi Mỹ uy tín, chuyên nghiệp nhất