Việt Nam đang là thị trường logistics hàng không có tiềm năng và tốc độ tăng trưởng vào loại cao trên thế giới. Đây sẽ là cơ hội cho ngành vận tải hàng hóa hàng không “cất cánh” khi chứng kiến sự “đổ bộ” của nhiều ông lớn nước ngoài cũng như các hãng vận tải hàng không trong nước nóng lòng lập hãng hàng không chuyên biệt để giành lại thị phần…
Có nhiều lý do khiến chúng tôi quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Trong mỗi chu kỳ 10 năm, tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam tăng đều đặn, gấp 2,5 lần giai đoạn trước.
Nhận thấy tiềm năng to lớn từ thị trường của Việt Nam, chúng tôi lựa chọn mở đường bay đến Hà Nội và chuyến bay đầu tiên hạ cánh ở Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua.
Hơn nữa, khi những hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn. Khi đó, sản lượng hàng hoá xuất đi từ Việt Nam đến châu Âu lớn hơn chiều ngược lại, đây cũng là lý do Lufthansa Cargo là hãng hàng không vận tải duy nhất cung cấp đường bay thẳng với tần suất 2 chuyến/tuần từ Hà Nội tới thành phố Frankfurt, một trong những hub – trung tâm lớn nhất của châu Âu. Sau đó, hàng hóa sẽ nhanh chóng được kết nối trên những chuyến bay…
Thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng trong khi các hãng bay Việt Nam chỉ vận chuyển khoảng 10% sản lượng hàng hóa và phụ thuộc phần lớn vào các công ty giao nhận nước ngoài. Như vậy, dư địa vẫn còn rất lớn để giành lấy thị phần, tuy nhiên sẽ cần lưu ý nhiều yếu tố.
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt cần tiếp tục vận chuyển hai chiều, đây là cơ hội để đầu tư mở rộng lĩnh vực này.
Thứ hai, hàng không cạnh tranh trong môi trường quốc tế và đầu tư lớn. Vận chuyển hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nhiều hãng có tiềm lực và kinh nghiệm chuyên chở hàng chục năm, do đó, các hãng hàng không trong nước cần nâng cao năng lực.
Thứ ba, việc đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết và cần sớm được quan tâm đúng mức.
Thứ tư, cơ quan quản lý và các địa phương cần sớm đưa ra định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển vận tải hàng hóa trong lĩnh vực hàng không.
Theo đó, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 phải tập trung thực hiện nhanh, không chỉ giải quyết những ách tắc hiện nay mà còn phải thu hút thêm nguồn tài chính, nhà đầu tư để dành địa điểm gom tụ hàng lớn và sớm hình thành ga hàng hóa tại các sân bay.
Sau hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hóá đường hàng không tại Việt Nam chứng kiến bước tăng trưởng ngoạn mục, với tốc độ bình quân thời kỳ 1991-2022 là 15,3%/năm.
Bất chấp khó khăn từ đại dịch Covid-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng, năm 2021, trong khi sản lượng hành khách tụt dốc thẳng đứng, sản lượng hàng hoá vẫn tăng trưởng đột biến đạt 1,5 triệu tấn cùng giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng vọt. Nối tiếp đà tăng trưởng khả quan, trong 11 tháng đầu năm 2022, ngành hàng không vận chuyển 1,28 triệu tấn hàng, trong đó, riêng hàng quốc tế vận chuyển tới 1,02 triệu tấn.
Xem thêm: