Quảng Trị Trên Đà Phát Triển Nhờ Hành Lang Kinh Tế Đông – Tây 2023

Quảng Trị Trên Đà Phát Triển Nhờ Hành Lang Kinh Tế Đông – Tây 2023

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định đẩy mạnh tỉnh Quảng Trị trong hợp tác kinh tế qua các cửa khẩu trong vùng gắn với Hành lang kinh tế Đông-Tây.

Quảng Trị Trên Đà Phát Triển Nhờ Hành Lang Kinh Tế Đông - Tây
Quảng Trị Trên Đà Phát Triển Nhờ Hành Lang Kinh Tế Đông – Tây

1. Vị thế trong hợp tác kinh tế của tỉnh Quảng Trị

  • Quảng Trị là điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, có chung đường biên giới và sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, truyền thống văn hóa với 2 tỉnh của nước bạn Lào là Savannakhet và Salavan.
  • Quảng Trị đã tổ chức các hoạt động sơ kết 15 năm kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới với nhiều hoạt động phong phú, tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi; tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng – Quảng Trị 2022 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, gian hàng đến từ các tỉnh bạn Lào.
  • Quảng Trị được coi là điểm đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến EWEC, là giao điểm huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường thủy, thuận lợi cho giao lưu hai miền Bắc – Nam, có tuyến đường xuyên Á gần và thuận lợi nhất để tỉnh có điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

2. Tiềm lực phát triển giao thương của Quảng Trị

  • Quảng Trị đang phấn đấu thành trung tâm logictics của vùng, kết nối giao thương hàng hóa toàn vùng ra khu vực, thế giới và ngược lại thông qua Quốc lộ 9 và Quốc lộ 15D nối cảng biển nước sâu Mỹ Thủy đến Cửa khẩu quốc tế La Lay, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
  • Với trục Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), tỉnh Quảng Trị đã hợp tác toàn diện với 2 tỉnh Nam Lào là Savannakhet và Salavan để thúc đẩy phát triển kinh tế, thắt chặt thêm mối quan hệ hai nước. Sợi dây kết nối giữa các địa phương này càng thêm thân thiết, gắn bó trong lao động sản xuất, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, thăm viếng lẫn nhau từ nhiều năm nay.

Từ năm 1998, tỉnh Quảng Trị đã chủ động tham gia GMS và chương trình hợp tác phát triển hành lang EWEC. Trên hành lang EWEC đoạn qua tỉnh Quảng Trị có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Năm 2022, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đạt trên 542 triệu USD, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trên 181.830 lượt, hành khách xuất nhập cảnh hơn 438.400 lượt. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được thành lập từ năm 1998 với tổng diện tích hơn 5.800ha; đến tháng 3/2023 đã thu hút được 71 dự án với tổng số vốn đầu tư 7.7000 tỷ đồng.

Quảng Trị Trên Đà Phát Triển Nhờ Hành Lang Kinh Tế Đông - Tây 2023
Quảng Trị Trên Đà Phát Triển Nhờ Hành Lang Kinh Tế Đông – Tây 2023

3. Tiềm năng của EWEC

  • EWEC còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tỉnh mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại, tạo mối liên kết phát triển với các tỉnh, thành khu vực miền Trung của Việt Nam và các nước trên hành lang EWEC.
  • Tuyến EWEC chính là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông. Với quá trình hình thành, phát triển và triển khai trên thực địa, EWEC đã góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân các nước trong khu vực.
  • Hành lang Kinh tế Đông – Tây cũng được Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm đầu tư và đánh giá là một lợi thế nổi trội để các tỉnh trong khu vực mở rộng hợp tác, tăng cường liên kết kinh tế, phát triển giao thương, trao đổi hàng hóa với cả nước và các nước trong khu vực; đặc biệt là các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến EWEC.

Nhờ đó, cơ sở hạ tầng trên tuyến hành lang đang từng bước đầu tư hoàn thiện hoặc quy hoạch để thực hiện đầu tư trong thời gian tới như: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Cảng hàng không Quảng Trị (đang chuẩn bị đầu tư); hệ thống cảng biển: Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Mỹ Thủy (Quảng Trị)…

4. Đầu tư phát triển Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC)

EWEC nhằm kết nối trực tiếp với Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Khu công nghiệp Quán Ngang và các khu dịch vụ du lịch ven biển của Quảng Trị. Hành lang EWEC được chú trọng đầu tư để kết nối vận tải, giao thương và vùng; qua đó đã tạo nên chuỗi đô thị dọc theo hành lang này và vùng phụ cận như Lao Bảo và Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), Krông Klang (huyện Đakrông), Cam Lộ (huyện Cam Lộ), Cửa Việt (huyện Gio Linh) và thành phố Đông Hà.

Cũng trên hành lang EWEC hạ tầng logistics đã và đang được quan tâm đầu tư với cảng biển Cửa Việt có năng lực thông quan trên 1,1 triệu tấn/năm. Tuyến EWEC cũng đã kết nối với nhiều tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam theo trục Bắc-Nam gồm Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, cao tốc đường bộ Bắc-Nam phía Đông, đường ven biển, đồng thời kết nối với đường sắt Bắc-Nam.

Qua đó tạo điều kiện thuận lợi giúp Quảng Trị tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế của vùng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Thúc đẩy phát triển du lịch gắn kết với thương mại biên giới; đẩy mạnh hoạt động du lịch kết hợp với triển lãm thương mại, mua sắm qua biên giới; mở rộng các điểm, tuyến du lịch văn hóa qua biên giới, tuyến du lịch kết nối các tỉnh Việt Nam và Lào. Cùng với đó, khuyến khích xây dựng và phát triển các tuyến du lịch vào sâu trong nội địa của hai nước và kết nối với các nước trong khu vực.

Tìm hiểu thêm thông tin tại Singpost

Xem thêm:

Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tại Quảng Trị giá rẻ, chuyên nghiệp

Chuyển phát nhanh hàng hóa chuyên tuyến đi Nhật Bản