Tất Tần Tật về Thanh Toán L/C

1. Định nghĩa về phương thức thanh toán L/C?

Thanh toán L/C (hay còn gọi là Letter of Credit): Thư tín dụng là một loại văn bản do bên ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng (hay còn gọi là người nhập khẩu) cam kết trả một số tiền nhất định trong một khoảng thời hạn nhất định cho người thụ hưởng (hay còn gọi là người xuất khẩu) khi người này xuất trình một bộ chứng từ hợp lệ với các yêu cầu của thư tín dụng.

Các bên đại diện trong quy trình thanh toán này:

Người yêu cầu mở L/C = Applicant (hay còn gọi là Người NK)

Ngân hàng Mở L/C = Opening Bank = Issuing Bank (hay còn gọi là Ngân hàng của người NK)

Ngân hàng Thông báo L/C = Advising Bank = Notifying Bank (hay còn gọi là Ngân hàng của người XK) Người thụ hưởng = Beneficiary (hay còn gọi là Người XK)

Tất Tần Tật về Thanh Toán L/C
Tất Tần Tật về Thanh Toán L/C

2. Phân loại về L/C

L/C có rất nhiều loại khác nhau bao gồm:

– L/C có thể hủy ngang (hay còn gọi là Revocable L/C)
– L/C không thể hủy ngang (hay còn gọi là Irrevocable L/C)
– L/C có xác nhận (hay còn gọi là Confirmed L/C)
– L/C chuyển nhượng (hay còn gọi là Transferable L/C)
– L/C giáp lưng (hay còn gọi là Back to Back L/C)
– L/C tuần hoàn (hay còn gọi là Revolving Letter of Credit)
– L/C dự phòng (hay còn gọi là Standby Letter of Credit)
– L/C đối ứng (hay còn gọi là Reciprocal L/C)
– L/C có điều khoản đỏ (hay còn gọi là Red Clause L/C.

4 loại thư tín dụng phổ biến nhất hiện nay là:
– L/C không thể hủy ngang (hay còn gọi là Irrevocable L/C): sau khi đã được mở L/C thì việc sữa đổi, bổ sunghoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thỏa thuận của tất cả các bên có liên quan.
– L/C có thể hủy ngang (hay còn gọi là Revocable L/C): sau khi đã được mở L/C thì việc bổ sung, sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể thực hiện một cách đơn phương.
– L/C có xác nhận (hay còn gọi là Confirmed L/C): là một loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó việc thanh toán thực hiện thông qua một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
– L/C chuyển nhượng (hay còn gọi là Transferable L/C): Là một loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ. Quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.

3. Quy trình thanh toán L/C

(1). Ký kết hợp đồng mua bán (hay còn gọi là Sales Contract)
(2). Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và đồng thời nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết. Thực hiện ký quỹ (nếu có) theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu sau đó (3). Ngân hàng sẽ phát hành L/C theo yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và đồng thời chuyển tới ngân hàng đại lý của mình tại nước xuất khẩu.
(4). Ngân hàng thông báo chuyển L/C gốc cho nhà xuất khẩu nhằm mục đích đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh (Nếu có).
(5). Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C cũng như các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có).
(6). Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C, đồng thời các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
(7). Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ sẽ chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán).
(8). Ngân hàng phát hành thư tín dụng để kiểm tra bộ chứng từ thanh toán L/C:
– Nếu không phù hợp với quy định của L/C thì lập tức từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
– Nếu phù hợp với quy định của L/C thì sau đó sẽ tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (Đối với thanh toán L/C trả chậm).
(9) Người xuất khẩu sẽ nhận được tiền
(10) Ngân hàng phát hành thư tín dụng, đồng thời trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu.
Sau đó nhà nhập khẩu tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, sau đó ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ để nhận hàng.Tuy nhiên, nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.

Tất Tần Tật về Thanh Toán L/C
Tất Tần Tật về Thanh Toán L/C

4. Ý nghĩa phương thức thanh toán bằng L/C

  • Là một cam kết trả tiền / chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa .
  • Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi và tất nhiên người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
  • Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ được ghi trong L/C.
  • Là một loại cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
  • Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì sự đáp ứng hợp lý về những  yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:
  • Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên sẽ xảy ra sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, vì vậy phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.
  • Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ và tất nhiên những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia.

Rủi ro và những lưu ý khi sử dụng L/C:

  • Kiểm tra tính chính xác của chứng từ sao cho phải khớp với LC
  • Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ chứ không được kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
  • Người mua vẫn phải ký quỹ chi trả một khoản tiền (thậm chí là 100% giá trị hợp đồng)