Categories: Kiến thức xuất nhập khẩu

FOB (Incoterm) là gì?

Định nghĩa về FOB (Incoterm)

FOB ( viết tắt của Free On Board): nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là  Giao lên tàu. Đâylà một thuật ngữ trong thương mại quốc tế (tương tự với FAS). Tuy nhiên, bên bán hàng cần phải trả cước phí để xếp hàng lên tàu. Việc chuyển giao xảy ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.

Giá FOB bao gồm những gì?

Giá FOB đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm các thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có).

Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay là phí bảo hiểm đường biển.

Về mặt quốc tế, thuật ngữ này buộc phải chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay “FOB Hải Phòng”. Các khoản chi phí khác như cước vận tải hoặc phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.

=> Trong Hợp đồng thương mại cần ghi rõ cấu trúc tên gọi như sau: FOB + Tên của cảng xếp hàng

FOB (Incoterm) là gì?

Ưu và nhược điểm của FOB:

Ưu điểm:

Người bán (hay còn gọi là seller) không cần phải tìm đơn vị vận chuyển (hay còn gọi là forwarder hay hãng tàu), không phải mua bảo hiểm hàng hoá, lo nghĩa địa điểm chuyển rủi ro sớm và cũng không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng của họ.

Nhược điểm:

Người bán phải luôn rơi vào tình huống bị động vì người mua là bên book cước tàu.

Các thuật ngữ liên quan khác:

FOB SHIPPING POINT ( nghĩa là FOB điểm giao hàng):

Shipping point hay còn gọi là địa điểm giao hàng – ở trên lan can tàu

Tại đây quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua ngay khi hàng hóa được xếp lên tàu.

Ví dụ: Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam và thỏa thuận kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping point. Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa bị tổn thất thì công ty A không có quyền yêu cầu công ty B giao lại hàng. Công ty B chỉ có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển.

FOB DESTINATION (nghĩa là FOB điểm đến)

Ngược lại, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển cho người mua ngày khi hàng được giao đến địa điểm (được chỉ định trên nước người mua).

Người bán sẽ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong xuyên suốt quá trình vận chuyển.

Ví dụ: Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, thỏa thuận kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping destination. Vì 1 lí do nào đó khiến cho công ty B không giao hàng cho công ty A thì công ty A có quyền công ty B giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm cho tới khi hàng được giao tới nơi an toàn.

Điều kiện này thực tế ít thấy áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu không để ý, sẽ rất dễ nhầm lẫn với điều khoản CFR (nghĩa là Cost & Freight).

 

Bài viết tham khảo:

CIF (Incoterm) là gì?

ĐIỀU KIỆN DAP – TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN

ĐIỀU KIỆN DDP TRONG INCOTERM

Tags: FOB incoterm

Bình luận gần đây

Chuyên mục