Việt Nam là đất nước nông nghiệp phát triển nên nhu cầu xuất khẩu nông sản rất lớn. Và Trung Quốc- đất nước tỉ dân được đánh giá là thị trường tiêu thụ nông sản hàng đầu của nước ta. Để có thể xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, chúng ta sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau. Vậy những thủ tục đó là gì? Hãy cùng Singpost Logistics tìm hiểu để nắm rõ hơn về quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhé.
Các loại nông sản được xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc
-Dưa hấu: nhập khẩu dưa hấu từ Việt Nam chiếm 94% về lượng và 97% về giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ thế giới.
-Thanh long: nhập tới 523,3 nghìn tấn với tổng kim ngạch 381,1 triệu USD, đa phần nhập từ Việt Nam với kim ngạch và giá trị chiếm 99% theo số liệu của hải quan Trung Quốc năm 2016.
-Chuối: theo công bố của BCT trong tháng 8 đầu năm 2019 nhập khẩu các loại chuối của Trung Quốc đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 767 triệu USD tăng 38,5% về lượng và tăng 38% về trị giá so với cùng kì năm 2018.
-Vải: tháng 8 đầu năm 2019, Trung Quốc nhập 66,474 tấn vải, tăng 105%. Trong đó nhập 65,541 tấn từ Việt Nam, trị giá 29 triệu USD, tăng 108,4% về lượng và 78,4% về giá trị.
Ngoài ra còn một số loại hoa quả khác như xoài, nhãn, chôm chôm, mít…
Các hình thức xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Xuất khẩu chính ngạch:
-Là hình thức vận chuyển hàng hoá số lượng lớn qua biên giới thông qua các cửa khẩu.
-Hàng hoá xuất khẩu chính ngạch phải đạt các kỳ kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định đã có trong luật của các cơ quan chức năng như cục hải quan, hoàn thành mọi trách nhiệm, thủ tục như đóng thuế đầy đủ thì mới được thông quan.
– Có các hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và pháp luật quốc tế.
-Hình thức này luôn được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với các hợp đồng mua bán lớn.
Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch:
-Ưu điểm của hình thức này là thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Đây cũng là lý do các thương lái lựa chọn hình thức này để mua bán, kinh doanh hàng hoá. Tuy nhiên, họ vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác đã được quy định trong luật xuất nhập khẩu.
-Những hạn chế của hình thức xuất khẩu tiểu ngạch là tính ổn định tương đối thấp, dễ bị ép giá vì khi hàng hoá đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan sẽ không thể mang về, thêm đó là chi phí bến bãi khi hàng bị ứ đọng mà không làm được thủ tục.
Thủ tục và quy trình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Bước 1: Kiểm tra sản phẩm nông sản đã được Trung Quốc chấp nhận chưa?
Bước 2: Thủ tục xuất khẩu, kiểm dịch
Dù sản phẩm nông sản được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, nhưng sản phẩm vẫn phải thoả mãn các yêu cầu như:
-Sản phẩm phải được chiếu xạ
-Được kiểm dịch thực vật
-Phải có được thu hoạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn
-Phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
-Cách đóng hàng vào thùng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị hư hàng.
Đối với một số sản phẩm tươi và phải bảo quản lạnh trên đường vận chuyển, cần chú ý nhiều hơn như:
-Thời gian thu hoạch đủ
-Thời gian đóng hàng
-Thời gian làm thủ tục hải quan/ kiểm dịch thực vật/ chiếu xạ/ hun trùng/ làm C/O…
Bước 3: Các giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu
-Bill
-Invoice
-Packing list
-Certificate of quanlity
-Phytosanitary
-Fumigation
-Certificate of origin
Như vậy, nắm được thủ tục và quy trình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, bạn có thể tự tin đưa sản phẩm của mình sang thị trường nước này được rồi.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc cần thêm thông tin gì, vui lòng liên hệ Singpost – 0903215155 để được tư vấn bạn nhé!
Bài viết tham khảo:
Thủ tục hải quan xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh
Dịch vụ vận chuyển thú cưng trong nước giá rẻ